Nhãn là một loại quả có vị ngọt đậm quen thuộc với nhiều người, loại quả này có mùi thơm và vị ngọt đặc trưng. Ngoài ra người ta còn sử dụng phần thịt của quả khi chín tác riêng, sấy khô làm thành một vị thuốc chữa bệnh. Long nhãn có vị ngọt, tính bình tác dụng vào tâm, can, thận, tỳ dùng chữa chứng mất ngủ, kém ăn, thần kinh không tốt, suy giảm trí nhớ hay quên ...
Long nhãn còn có nhiều tên gọi khác như lệ thảo, giai lệ, ích trí, long mục, yến noãn, mật tì, …
Tên khoa học của long nhãn
Long nhãn tiếng anh gọi là Euphoria longana Lamk.
Hình ảnh long nhãn
Mô tả đặc điểm của cây nhãn
Nhãn là loại cây ăn quả có chiều cao khoảng 5 -10 mét, sống lâu năm. Thân cây có màu nâu rám nắng, cành cây chia thành nhiều tán nhỏ. Lá hình thuôn dài hình lông chim, một mặt màu nhạt hơn, mọc đối, kép. Hoa nhỏ màu vàng mọc thành chùm, cây ra hoa vào khoảng tháng 2 – 3. Cây kết quả vào khoảng tháng 6 -8 hàng năm, quả hình cầu, có vỏ ngoài màu vàng, vàng nâu, thịt bên trong có màu trắng đục hoặc trắng trong, bao bọc 1 hạt màu đen, thịt của quả nhãn có vị ngọt và mùi thơm.
Khu vực phân bố cây nhãn
Cây nhãn phân bố rộng khắp đất nước ta, chủ yếu nổi tiếng với nhãn lồng Hưng Yên. Sản phẩm long nhãn cúng làm từ trái nhãn Hưng Yên với cùi dày, mọng nước.
Bộ phận sử dụng của cây nhãn
Long nhãn ở đâu ngon? Để làm long nhãn người dân sử dụng phần cùi của quả nhãn sấy khô tách riêng. Phần cùi làm long nhãn cần dày, căng mọng nước thì năng suất và chất lượng vị thuốc mới cao và đạt chuẩn. Loại nhãn hay được sử dung làm long nhãn là nhãn lồng Hưng Yên, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn trên.
Thành phần hóa học trong long nhãn
Theo các nghiên cứu cho thấy thành phần hóa học có trong long nhãn gồm có Sacaroza, Adenine, Glucose, Choline, Sucrose, Glucoza, Protein, Acid Tatric, Chất béo, Sinh tố A,B. Các loại men Peroxitdaza, Amylaza, Saponin, Chất béo, Tro, Stigmasterol, Fucosterol, … Các thành phần trên có tác dụng an thần, giảm mệt mỏi, căng thẳng, điều hòa cơ thể.
Thu hái và chế biến long nhãn
Vào mùa vụ tháng 6 - 8 hàng năm, người dân thu hái nhãn về, để cả quả đem sấy khô hoặc phơi nắng to đến khi xóc quả có tiếng lóc cóc, sau đó đem bóc tách lấy phần cùi sấy ở nhiệt độ cao, cho tới khi vị thuốc đạt độ ẩm 18%, cầm không còn dính tay là được. nhãn lồng có vị ngọt, dễ bị nhiễm trùng, khuẩn nên có thể đem chưng cách thủy trong 3 giờ, sau đó lại đem sấy đến khi khô. Bảo quản trong thùng kín để nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
Tính vị trong long nhãn
Theo đông y long nhãn có vị ngọt, có mùi thơm tính bình tác dụng vào tâm, kinh, cân, thận, tỳ.
Long nhãn Hưng Yên
Tác dụng của long nhãn
Long nhãn là một vị thuốc quen thuộc với nhiều người, chúng vừa có thể áp dụng chữa bệnh hoặc nấu chè, chế biến các món ăn khác nhau. Dù chế biến ở dạng nàu thì long nhãn vẫn có những tác dụng như:
- Long nhãn tác dụng an thần, chữa bệnh mất ngủ
- Chữa chứng hồi hộp, lo âu
- Chữa bệnh về thần kinh, chứng suy giảm trí nhớ
- Chữa suy nhược cơ thể, chán ăn, mệt mỏi
- Chữa cơ thể xanh xao ốm yếu lâu ngày
- Bồi bổ khí huyết
Đối tượng sử dụng của long nhãn
- Người hay mệt mỏi, tinh thần uể oải
- Người hay hồi hộp, lo âu
- Người bị mất ngủ
- Người ăn uống kém
Liều dùng long nhãn
Mỗi ngày mỗi người không dùng quá 12 – 20g long nhãn
Các bài thuốc từ long nhãn
Bài thuốc 1; chữa chứng mất ngủ, ổ định thần kinh
Long nhãn tùy lượng dùng, ngâm rượu ngon trong 100 ngày sau đó đem ra uống hàng ngày, ngày uống 3 lần mỗi lần 20 ml.
Bài thuốc 2: chữa chứng hồi hộp lo âu, hay quên
Hoàng kỳ lấy 12g, bạch truật lấy 12g, Đảng Sâm lấy 12g, Đương qui lấy 8g, Phục thần lấy 12g, Long nhãn lấy 12g, Toan táo nhân lấy 12g, Mộc hương lấy 4g, Viễn chí lấy 6g, Chích thảo lấy 4g. Các vị thuốc (trừ mộc hương cho sau) đem sắc lấy nước uống.
Bài thuốc 3: trị chứng tỳ vị hư
Long nhãn lấy 14 trái, sinh khương lấy 3 lát, các vị thuốc đem sắc lấy nước uống.
Bài thuốc 4: chữa đau gối, hồi hộp, lo âu
Lấy long nhãn 15g, hạt dẻ lấy 10 – 20 hạt, gạo tẻ lấy 50g, đường vừa đủ. Hạt dẻ đập bỏ vỏ lấy nhân, đem giã vụn nấu với gạo đến khi chín, khi cháo chin thả long nhãn vào đun nhỏ lửa nêm đường vừa ăn.
Bài thuốc 5: chữa chứng kém ăn, da xanh xao
Long nhãn lấy 250g, mật ong lấy 250g, đại táo lấy 250g, nước gừng. Long nhãn và đại táo đem nấu nhuyễn, khi được thì cho mật ong và nước gừng vào.
Bài thuốc 6: chữa chứng thiếu máu
Long nhãn lấy 10g, lạc hạt lấy 15g, ít muối. lạc hạt đem giã nhỏ nấu với long nhãn nêm gia vị vừa ăn
Bài thuốc 7: Chữa sốt về chiều
Long nhãn lấy 20g, kỷ tử lấy 20g, yến sào lấy 30 – 50g, đường phèn. Các vị thuốc đem nấu nhừ nêm thêm đường vừa ăn.
Bài thuốc 8: chữa suy nhược cơ thể, bị bệnh lâu ngày
Ba ba chọn 1 con nhỏ, long nhãn lấy 20g, sơn dược lấy 20g. Ba ba đem làm sạch rồi nấu chung với long nhãn và sơn dược, nêm nếm gia vị vừa ăn.
Bài thuốc 9: chữa suy nhược cơ thể
Hạt sen 16g, long nhãn 16g, gạo tẻ 100g. gạo vo sạch đem nấu cháo cùng hạt sen, đến khi chín thì cho long nhãn vào.
Lòng nhãn và đại táo
Các món chè nấu cùng long nhãn
Ngoài việc kết hợp với các vị thuốc nam, long nhãn có thể dùng để nấu các món chè vừa thanh mát vừa có tác dụng chữa bệnh.
Chè rau câu nấu long nhãn khô
Nguyên liệu: bột rau câu, long nhãn khô, đường phèn
Cách thực hiện:
- Long nhãn trước khi nấu phải làm sạch hết cát, đầu tiên cho long nhãn vào thau ngập nước bóp và khuấy đều tay cho cát rơi bớt ra ngoài, sau đó đem ngấm trong nước khoảng 2 tiếng rồi rửa lại thật sạch với nước lã.
- Bột rau câu thì thực hiện nấu như hướng dưỡng trên bao bì, có thể cho ít siro để tạo màu, đỏ ra khuân bỏ vào tủ mát, sau khoảng 30 p lấy ra thái miếng nhỏ vừa ăn.
- Long nhãn sau khi làm sạch vớt để ráo nước. cho 100 ml nước và 40g đường phèn đặt lên bếp đun sôi, khi nước sôi thả long nhãn vào khi nước sôi lại thì tắt bếp đợi nguội rồi thả rau câu vào.
Vậy là bạn đã có bát chè rau câu, long nhãn thanh mát giải nhiệt cho mùa hè rồi.
Lưu ý trong quá trình sử dụng
- Trước khi sử dụng long nhãn làm thuốc nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc
- Tuyệt đối tuân thủ liều lượng trong quá trình sử dụng
- Tác dụng thuốc nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người
- Khi sử dụng long nhãn nên lưu ý tránh sử dụng thuốc bị mốc dễ ảnh hưởng đến sức khỏe và tiến độ chữa bệnh.
- Người bị đầy bụng không dùng long nhãn
- Người có đờm không dùng
- Nhãn cũng như long nhãn có tính nóng vì lượng đường cao nên phụ nữ mang thai không nên dùng chỉ nên dùng sau khi sinh sẽ rất tốt cho sức khỏe
Long nhãn khô
Địa chỉ mua long nhãn thuốc nam chất lượng
Mua long nhãn Hưng Yên ở đâu?
Hiện nay trên thị trường đã xảy ra tình trạng thuốc nam giả, chất lượng kém được bày bán công khai. Vì vậy để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng tiền mất tật mang bạn tìm hiểu kĩ trước khi mua hàng và nên đến các địa chỉ cung cấp thuốc nam uy tín để tham khảo giá cả, chất lượng sản phẩm.
Long nhãn mua ở đâu?
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những vị thuốc nam chất lượng mà giá cả phù hợp, công ty thuốc Hà Nội là địa chỉ uy tín bạn nên ghé qua. Công ty đã được cấp giấy phép kinh doanh, đăng kí kinh doanh sản phẩm thuốc nam với nhà nước. Là một trong những cơ sở được khách hàng đánh giá cao về chất lượng sản phẩm công ty cung cấp cũng như quy cách phục vụ khách hàng của nhân viên tại đây.
Long nhãn bán ở đâu? Ở đâu bán long nhãn?
Để tham khảo về giá long nhãn cách thức mua bán long nhãn khô Hà Nội, long nhãn Hưng Yên cũng như các thông tin y học liên quan khác bạn có thể tham khảo thêm tại website chính thức của công ty thuochanoi.com.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh, hạnh phúc.