Trong Đông y, Đan bì được biết đến là một vị thuốc quý, có tác dụng hòa huyết, lương huyết, sinh nhiệt, tiêu ứ, tán ứ huyết, ... rất hiệu quả. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của Đan bì như thế nào? Cùng mình tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.
Tên gọi khác của cây
Đan bì có tên gọi khác không?
Đan bì ngoài tên gọi phổ thông như vậy, chúng còn được gọi với nhiều danh xưng phổ biến khác như Đơn bì, Lộc cửu, Thử cô, Mộc thược dược, Bách lượng kim, Đơn căn, Hoa tướng, Huyết quỷ, Mẫu đơn căn bì, Mẫu đơn bì, Mộc thược dược, Hoa cương, ...
Tên khoa học của đan bì
Đan bì có tên khoa học là Cortex Moutan, Cortex Paeoniae Sufuticosae. Họ khoa học của Đan bì là họ Mao Lương – Ranunculaceae.
Mô tả đặc điểm của cây
Đan bì là gì?
Cây thuốc Đan bì được biết đến là một loại thân cây gỗ, sống rất lâu năm với chiều cao khoảng từ 1 – 3 m. Lá cây không mọc đều, mà mọc cách. Hai mặt của lá có màu gần như khác biệt nhau hoàn toàn. Nếu như phần lá bên trên có màu xanh lục bắt mắt thì bên dưới lá lại có màu trắng và có lông. Hoa Đan bì không mọc theo cụm là mọc đơn đọc thành từng bông, có màu tím đỏ hoặc màu trắng. Bông mọc ở đầu cành, rất to tạo cảm giác như chúng đang muốn núi cả cành chúc xuống đất vậy. Phần thân rễ thì phát triển thành củ.
Hình ảnh cây đan bì
Khu vực phân bố của cây
Đơn bì là một loài cây ưa ánh sáng và ưa những nơi có khí hậu râm mát như ở một số tỉnh ở miền Bắc của nước ta. Về loại đất thích hợp để trồng cây này thường là đất ở các sườn núi dốc, có khả năng tiếu thoát nước cũng phải tốt, lớp đất khá dày, hoặc cũng có thể được trồng ở trên đất pha cát nhiều màu. Đặc biệt nữa, để có thể thu được Đan bì với sản lượng cao, chất lượng tốt thì mẫu đất mới được khai hoang sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Đan bì có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ở nước ta hiện nay, chúng được di thực vào Việt Nam ở một số nơi có khí hậu có mát như Sa Pa, Lào Cai. Bên cạnh việc sử dụng làm thuốc, loài cây này có hoa rất đẹp nên người ta cũng hay sử dụng chúng làm cây cảnh trong các ngày lễ, tết.
Bộ phận sử dụng làm thuốc
Phần được dùng làm thuốc của cây là phần vỏ rễ - chúng rất nhiều bột vơi vỏ ngoài có màu đen nâu, bên trong có thịt màu trắng. Một vỏ đạt tiêu chuẩn cần phải có những tiêu chí sau: có mùi thơm, không bị dính lõi và có dày là được.
Thu hái và chế biến
Đan bì sau khoảng 3 năm gieo trồng sẽ cho thu hoạch. Khi tiến hành đào rễ cây cũng phải thật cẩn thận, tránh việc làm cho rễ cây bị gãy hoặc không đào hết rễ cây lên. Như vậy, sẽ thật lãng phí.
Sau khi đào được hết rễ lên, sẽ tiến hành cắt rễ cây riêng ra. Sau đó, đem rửa sạch đất cát, và sử dụng một miếng thủy tinh hoặc thanh tre, đem cạo bỏ lớp vỏ ở bên ngoài đi. Chú ý, một điều, nếu thu hoạch mà vào đúng khoảng thời gian trời bị mưa, thì không nên cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài và rút ruột của rễ ra. Bởi nếu làm như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của Đan bì dược liệu. Đặc biệt, khi đã tiến hành phơi nắng, khi tắt nắng, vỏ rẽ phải được mang vào nhà, trải đều chúng ra nia, không được chất thành đống hoặc để chúng đè lên nhau. Nếu bạn không làm như vậy sẽ làm giảm chất lượng của chất dầu và khiến cho rễ bị đen và chua.
Thành phần hóa học
Đan bì có thành phần của các chất sau như: oxypaeonilorin, paeoniflorin, benyoylpaeonilorin, paeonolide, paeonol, paeonoside, ...
Tác dụng dược lý
Đan bì có tác dụng gì?
- Chất phenol có trong Đơn bì có tác dụng kháng viêm hiệu quả.
- Có tác dụng an thần, giảm đau, chống co giật. Ngoài ra, chúng có tac sdungj giải nhiệt do nguyên nhân trung khu thần kinh bị ức chế.
- Thực nghiệm trên cơ thể của chuột nhắt cho thấy, đơn bì có tác dụng chống có thai ở loài vật này.
- Tác dụng hạ áp
- Có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với một số loại khuẩn như tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn thương hàn, phế cầu khuẩn, ...
Tính vị
Đan bì có vị gì?
Theo Biệt Lục, chúng có vị đắng, hơi hàn, không độc
Theo Bản Kinh, có vị cay, tính hàn
Theo Trung Dược Đại Từ Điển, có vị cay, đắng, tính mát
Theo Trấn Nam Bản Thảo, vị chua, cay, tính hàn
Theo Đông Dược Học Thiết Yếu, có vị cay, đắng và tính hơi hàn.
Cây thuốc đan bì
Quy kinh
Theo Trung Dược Đại Từ Điển, vào kinh Tâm, Can, Thận
Theo Lâm Sáng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách, vào kinh Tâm, Can, Thận và Tâm bào.
Theo Lôi Công Bào Chích Luận, vào kinh phế.
Tác dụng
Đan bì có tác dụng thanh nhiệt, hòa huyết, lương huyết, hành huyết, tiêu ứ, tán tiêu ứ, tiêu trung hà, sinh huyết, ...
Chuyên dùng chủ trị các chứng như phát ban, phát sốt về chiều, thổ huyết, kinh giật, đinh nhọt sưng tấy, tiểu ra máu, kinh bế, trường ung, chảy máu cam, tiêu ra máu, ...
Kiêng kị
- Kỵ Bối mẫu, thỏ ty tử, Đại hoàng, Tỏi
- Trường hợp phụ nữ có thai, bị kinh nhiều không nên sử dụng
- Âm hư mà bị đổ mồ hôi nên kiêng sử dụng.
Liều dùng
Có thể sử dụng khoảng từ 8 – 20g.
Một số bài thuốc từ Đan bì
Dưới đây là một số bài thuốc Đan bì:
Bài thuốc số 1: trị phụ nữ bị chứng máu xấu công lên tụ ở mặt, hay giận dữ
Sử dụng 20g Can tất được mang đốt cho hết khói + 20g Mẫu đơn bì + 2 bát nước lọc. Đem chúng đi sắc thuốc sao cho cô lại còn khoảng 1 bát rồi đem uống.
Bài thuốc số 2: trị âm hư, hư nhiệt, bệnh nhiễm thời kỳ phục hồi hoặc bệnh nhiễm sốt kéo dài
Sử dụng 12 – 16g Đơn bì + 20g Miết giáp + 8g Thanh hao + 8g Tri mẫu + 16g sinh địa. Đem tất cả các vị đi sắc thuốc uống.
Bài thuốc số 3: trị tổn thương ứ huyết
Sử dụng theo bài thuốc dưới đây:
80g Mẫu đơn bì + 21 con Manh trùng. Đem chúng sao qua rồi mang đi tán bột. Mỗi ngày, bạn sử dụng khoảng 4g vào buổi sáng kết hợp với rượu nóng.
Bài thuốc số 4: trị thương hàn nhiệt độc gây nên mụn nhọt to bằng hạt đậu
Sử dụng Mẫu đơn bì + Hoàng cầm + Sơn chi tử nhân + Mộc hương + Đại hoàng sao + Ma hoàng mang đi bỏ rễ rồi đốt. Sau đó, đem tất cả các vị thuốc đi sắc uống.
Bài thuốc số 5: trị kinh nguyệt đến sớm, sốt về chiều, có kinh đen kèm với có ứ huyết có cục máu, lượng nhiều
Sử dụng 12g Mẫu đơn bì + 12g Địa cốt bì + 12g Thanh hao + 16g thục địa + 8g Hoàng bá + 12g Phục linh + 12g Bạch thược. Mang đi sắc thành thuốc uống.
Bài thuốc số 6: trị đinh nhọt
Sử dụng 20g Mẫu đơn bì + 8g Qua lâu nhân + 40g Ý dĩ nhân + 12g hạt Đào nhân, đem đi sắc thuốc uống.
Bài thuốc số 7: trị trấn thương do bị té ngã, bị đánh đập, ứ huyết đau nhức
Sử dụng 12g Mẫu đơn bì + 12g Cốt toái bổ + 12g Đương quy + 8g Nhũ hương + 12g tục đoạn + 12g Đào nhân + 8g Một dược + 12g Xích thược + 6g Xuyên khung + 12g Sinh địa. Mang đi sắc thành thuốc uống. Ngoài ra, cũng có thể đem đi tán bột.
Bài thuốc số 8: trị cao huyết áp, xơ cứng động mạch
Sử dụng 8 – 12g Đơn bì + 20g Kim ngân + 12g Cúc hoa + 20 – 40g Thạch quyết minh + 20g Kê huyết đằng + 12g Bội lan, đem sắc thuốc uống.
Bài thuốc số 9: trị trường ung, ruột dư viêm cấp
Sử dụng Đơn bì + Đào nhân + Đại hoàng + Mang tiêu + Đông quỳ tử.
Bài thuốc số 10: trị chứng huyết nhiệt của phụ nữ sau khi sinh
Sử dụng 8g Đơn bì + 12g Đương quy + 8g Chi tử + 12g Bạch thược + 16g Thục địa + 8g Xuyên khung. Mang đi sắc thành thuốc uống.
Bài thuốc số 11: giải các loại ngộ độc trùng thú
Sử dùng rễ Mẫu đơn tán bột. Mỗi ngày dùng 3 lần với khoảng 4g/ lần sử dụng.
Bài thuốc số 12: trị huyết ứ, kinh nguyệt bế
Sử dụng 12g Mẫu đơn bì + 12g Mộc thông + 2g Nhục quế + 12g Xích thược + 12g Đào nhân + 12g Miết giáp + 12g Thổ qua căn, mang sắ thuốc uống.
Lưu ý khi sử dụng
- Tất cả các thông tin trên đều mang tính chất tham khảo.
- Cần phải bảo quản Đan bì dược liệu ở nới thoáng mát, tránh bị ẩm mốc làm ảnh hưởng chất lượng của thuốc.
Nên mua Đan bì ở địa chỉ nào?
Đan bì mua ở đâu?
Để có thể mua Đan bì với giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo, thuốc Hà nội sẽ là địa chỉ cho bạn. Đến với chúng tôi, bạn sẽ được cung cấp vị thuốc Đan bì cũng như các sản phẩm thuốc Đông y, Tây y chất lượng khác. Thuốc Hà Nội sẽ là địa chỉ giúp bạn giải quyết khó khăn về việc mua Đan bì ở đâu trong thực trạng xuất hiện quá nhiều sản phẩm thuốc không rõ chất lượng, nguồn gốc trên thị trường. Tại sao lại có thể nói như vậy? Bởi tất cả các sản phẩm thuốc bên chúng tôi đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Vị thuốc đan bì
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm nhiều thông tin hơn trên website trực tiếp của công ty thuochanoi.com.
Chúng tôi xin chúc bạn và gia đình có một sức khỏe dồi dào, hạnh phúc.